CÁCH XỬ LÝ NƯỚC SINH HOẠT NHIỄM PHÈN

05-08-2016, 2:20 pm
Từ lâu trong dân gian, đặc biệt là những vùng nông thôn, người dân chủ yếu sử dụng bể cát lọc nước. Nhưng cách dân gian truyền thống không thể khử sạch được mùi tanh phèn trong nước.

Cách xử lý nước sinh hoạt nhiễm phèn

Từ lâu trong dân gian, đặc biệt là những vùng nông thôn, người dân chủ yếu sử dụng bể cát lọc nước. Nhưng cách dân gian truyền thống không thể khử sạch được mùi tanh phèn trong nước.

Nước nhiễm phèn là mối quan tâm của đa số người sử dụng nước sinh hoạt. “Nước nhiễm phèn” thường được hiểu theo nhiều cách khác nhau, tuỳ từng địa phương, tuỳ từng người.

Phèn là những muối kép có cấu tạo tinh thể đồng hình (đa phần có 8 mặt) tạo nên bởi các anion sunfat SO4-2 (cũng có thể là anion selenat SeO4-2; anion phức SeF4-2 hoặc ZnCl4-2) và cation của hai kim loại có hoá trị khác nhau.

Công thức chung của phèn là MxMy(SO4)2.12H2O; MI là kim loại hoá trị 1 như Na+, K+, Ce+, Rb+, hoặc NH4+; MIII là ion kim loại hoá trị 3 như Al3+, Fe3+, Mn3+, V3+, Ti3+ Co 3+, Ga3+, Rb3+, Cr3+.

Nước mặt ở các vùng đồng bằng cũng thường bị nhiễm phèn do tính chất thổ nhưỡng (đất phèn). Nước phèn thường có thêm các biểu hiện như độ acid cao, (pH thấp), có vị chua của sulphuric acid, được tạo thành khi đất phèn (pyrite (FeS2)) tiếp xúc với không khí. Quá trình này đang diễn ra nhanh hơn do tốc độ khai thác sử dụng đất nông nghiệp ngày càng cao.

 

Một số hình ảnh mô tả nước bị nhiễm phèn

Để xử lý tình trạng nước nhiễm phèn tùy từng địa phương cần tiến hành:

  • Xây bể lọc bằng gạch hoặc xi măng với 3 ngăn là lắng – lọc – chứa, mỗi ngăn dày khoảng 0,35 – 0,49 m3.
  • Có thể bố trí 2 hoặc 3 lớp vật liệu trong bể, tùy theo nguồn nước
  • Lớp dưới cùng là sỏi, tạo khoảng trống để thu gom nước.
  • Tiếp theo là một lớp đá thạch anh loại vừa, lớp đá thạch anh này để lọc cặn, xử lý nước nhiễm phèn khi phèn đã bị kết tủa bởi hạt nâng pH ở lớp trên cùng
  • Tiếp đến là lớp than hoạt tính. Dùng loại hạt than càng nhỏ càng tốt để hấp phụ mùi, màu và các loại hóa chất hòa tan.
  • Tiếp đến là lớp cát mangan hoặc Filox (nếu muốn khử sắt, mangan và mùi tanh).
  • Cuối cùng nếu pH thấp thì ta cần đổ lớp hạt nâng pH để tạo kết tủa phèn, tăng khả năng lọc nước phèn.

Khi bơm từ giếng lên, nước chảy qua vòi sen, xuống bể lắng. Nhờ tiếp xúc với không khí, thành phần sắt trong nước bị oxy hóa. Nước được lắng cặn một phần, đến ngăn lọc, nước được lọc sạch cặn lơ lửng, trở nên trong, theo ống dẫn đến ngăn chứa nước thành phẩm.

Cách lọc này hơi phức tạp và phải thường xuyên kiểm tra mức độ lọc nước có ổn định không. Để đơn giản hóa mọi hành động và tiết kiệm chi phí thời gian công sức của mọi người, nên trang bị một thiết bị lọc nước siêu thông minh của FEROLI, vừa tiết kiệm chi phí, vừa khử sạch phèn trong nước, một công đa chức năng, quá tiện lợi.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ theo hotline  0422 070 368 để được giải quyết những khúc mắc

© Copyright 2020 Ferolivietnam, All rights reserved.