1. TÌM HIỂU VỀ CLO
1.1. Clo là gì?
Clo là nguyên tố hóa học có số hiệu nguyên tử bằng 17. Ion Clo là một thành phần của muối ăn và các hợp chất khác.
Clo tồn tại ở dạng khí có màu vàng lục nhạt, có mùi hắc khó ngửi và là chất độc cực mạnh. Ở dạng nguyên tố trong điều kiện chuẩn Clo là một chất oxy hóa mạnh, được ứng dụng nhiều trong cuộc sống như khử trùng, tẩy trắng, tẩy rửa,….
Clo dư chính là lượng clo còn lại trong nước thủy cục sau một khoảng thời gian nhất định sau khi xử lý nước bằng Clo. Lượng Clo dư này có mục đích ngăn chặn sự tái nhiễm của vi khuẩn trong quá trình lưu trữ nước (bể, bình, thùng…) trước khi đưa nước vào sử dụng. Clo dư thường tồn tại ở dạng Clo có sẵn, chẳng hạn như axit hypochlorous (HClO) và hypochlorite (ClO–).
Clo thường được sử dụng rất phổ biến để từ xử lý nước cấp, khử trùng nước hồ bơi, diệt khuẩn nước máy,… vì hóa chất này có tính tẩy trắng và khử trùng rất mạnh.
1.2. Tại sao có clo dư trong nước sinh hoạt?
Nguồn nước máy hằng ngày ta sử dụng là nguồn nước được khai thác từ nước mặt (nước sông, hồ,…). Tuy nhiên, nguồn nước máy này có chất lượng không ổn định, để sử dụng thì cần phải cho Clo vào xử lý trước.
Clo đã được sử dụng với nhiệm vụ xử lý nước từ hàng trăm năm nay. Nó có khả năng khử trùng cao và chi phí rẻ. Vì thế, các nhà máy nước sẽ thêm Clo vào để xử lý nước.
Trong quá trình vận chuyển, lưu trữ, nước sẽ có tình trạng tái nhiễm khuẩn. Do vậy, Clo sẽ được dùng dư từ 0.5-1mg/ l. Đây chính là nguyên nhân giải thích tại sao nước máy có mùi Clo.
1.3. Hàm lượng tiêu chuẩn clo trong nước sinh hoạt
Hiện nay, Việt Nam đã ban hành rất nhiều quy chuẩn để kiểm soát lượng Clorua trong nước. Sau đây là hàm lượng nồng độ Clo dư trong nước đối với nước uống, nước sinh hoạt, nước bể bơi mà bạn có thể tham khảo:
- Theo QCVN01:2009/BYT (Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ăn uống) quy định hàm lượng Clo dư trong nước là 0.3 – 0.5mg/l. Tuy nhiên, thực tế thì nguồn nước máy ở Việt Nam vượt quá ngưỡng tiêu chuẩn này rất nhiều.
- Theo Bộ tài nguyên và Môi trường, tiêu chuẩn nồng độ Clo trong nước sinh hoạt tối đa là 1,0 mg/lít và chỉ số an toàn nhất sẽ vào khoảng 0,2mg/lít. Giới hạn tối đa cho phép là 1,0 mg/lít.
- Hàm lượng clo dư đạt chuẩn trong nguồn nước bể bơi là 1-3 ppm. Clo dư được dùng trong nguồn nước hồ bơi được hiểu là lượng clo sẵn có để khử trùng, xử lý nước bể. Ứng dụng Clo trong nước bể bơi để oxi các loại chất hữu cơ, cn bằng pH, tiêu diệt tảo, vi sinh vật gây hại,…
1.4. Cách nhận biết trong nước sinh hoạt có Clo dư
Nhận biết Clorua dư trong nước sinh hoạt rất đơn giản. Chúng ta có thể ngửi thấy mùi đặc trưng của Clo khi sử dụng nước tại vòi. Mùi nồng, hắc tương tự với mùi nước trong bể bơi.
2. 3 TÁC HẠI CỦA CLO DƯ ĐỐI VỚI SỨC KHỎE
2.1. Tác hại với da
Đầu tiên là tác hại bên ngoài. Clo dư gây khô da. Cá biệt trường hợp hàm lượng Clo dư nhiều có thể gây ngứa ngáy khó chịu và mẩn đỏ sau khi tắm.
2.2. Tác hại với tóc
Cũng như da, clo gây khô tóc. Ngâm tóc trong nước clo có thể gây hại cho mái tóc. Clo cũng được các chuyên gia khuyến cáo là làm tóc dễ gãy hơn.
Theo giải đáp trên web của Đại học Columbia, Clo sẽ tách dầu ra khỏi tóc, làm cho các biểu bì tóc thiếu sự kết dính, hậu quả là lớp vỏ ngoài của tóc không được bảo vệ, dễ dàng tách rời, tạo ra các đứt gãy.
2.3. Tác hại với cơ thể
Nấu nước, chế biến món ăn với nước máy có chứa hàm lượng Clo dư cao sẽ ảnh hưởng tới mùi vị, giảm giá trị dinh dưỡng.
Uống nước có chứa hàm lượng Clo dư quá nhiều có thể gây bệnh hen suyễn, suy giảm hệ miễn dịch và làm giảm chức năng gan.
3. GIẢI PHÁP LOẠI BỎ CLO DƯ KHỎI NGUỒN NƯỚC
3.1. Đun sôi nước
Đun sôi nước là cách khử Clo dư đơn giản nhất. Khi đun sôi nước, lượng Clo dư sẽ theo hơi nước bay đi. Tùy vào lượng Clo dư mà cách này có hiệu quả hay không.
Nếu nước dư ít Clo, thì đây là cách bạn có thể áp dụng. Nhưng nếu lượng Clo dư nhiều thì hãy thử tìm hiểu và áp dụng cách cách khác dưới đây.
3.2. Sục khí Ozone
Sử dụng máy sục khí Ozone để khử Clo là phương pháp khá hiệu quả và nhanh chóng. Sục khí Ozone trực tiếp vào bể nước sẽ loại bỏ hoàn toàn mùi Clo và các mùi khác, ngoài ra khí Ozone có tác dụng tiệt trùng, khử độc nguồn nước rất tốt. Tuy nhiên chi phí lắp đặt máy Ozone khá cao và chưa được áp dụng nhiều tại Việt Nam.
3.3. Tạo thoát khí
Cách làm này khá đơn giản đó là để thoáng khí một thời gian để khí clo tự bay hơi.
Tuy nhiên, cách này không xử lý được triệt để clo dư trong nước
3.4. Sử dụng tia cực tím
Một trong các phương pháp khử trùng nước có thể áp dụng để khử clo dư sau xử lý đó là sử dụng tia cực tím (UV). Khi phát tia cực tím với cường độ cao, bức xạ quang phổ rộng của tia cực tím sẽ có khả năng phá vỡ liên kết hóa học phân tử Clo do đó làm giảm Clo tự do.
Lượng tia cực tím cần thiết trong khử Clo cao hơn gấp 15 đến 30 lần so với yêu cầu khử trùng cũng bằng tia cực tím. Do đó, khi sử dụng tia cực tím để xử lý Clo dư cũng sẽ có tác dụng trong việc khử trùng nước hiệu quả.
Cách làm này có nhược điểm là giá thành cao
3.5. Sử dụng máy lọc nước RO
Đây được xem là cách làm hiệu quả nhất. Vì hệ thống lọc nước RO được trang bị nhiều cấp lọc, trong đó có lõi lọc than thoạt tính. Clo dư trong nước dễ dàng bị hấp phụ bởi than hoạt tính trên bề mặt, các mao quản của cấu trúc xốp. Than hoạt tính dạng hạt GAC vừa hấp thụ Clo dư cũng như các hợp chất clo còn lại trong nước.
Ngoài ra màng RO trong máy lọc nước còn có tác dụng thẩm thấu ngược giúp loại bỏ 99,99% tạp chất gây hại. Cùng với đó, hệ thống lõi tạo khoáng sau lọc giúp nguồn nước giàu khoáng chất hơn và hoàn toàn yên tâm để ăn uống.
Bạn có thể tham khảo top máy lọc nước RO đáng sử dụng nhất hiện nay:
- Máy lọc nước Bamboo Lego
- Máy lọc nước Bamboo G7i
- Máy lọc nước Bamboo Eco
- Máy lọc nước Bamboo Hydrogen
- Máy lọc nước Bamboo không vỏ
Chi tiết sản phẩm tại: https://ferolivietnam.vn/may-loc-nuoc.html
4. KẾT LUẬN
Trên đây là những thông tin về Clo dư trong nước và phương pháp xử lý. Feroli Việt Nam mong rằng đã đem đến nguồn thông tin hữu ích cho bạn. Nếu bạn có thắc mắc vui lòng liên hệ Hotline hoặc Fanpage để được hỗ trợ.