Máy lọc nước nóng lạnh có tốn điện không? Cách sử dụng tiết kiệm điện

21-08-2024, 10:05 am
Máy lọc nước nóng lạnh đang trở nên phổ biến bởi những tiện lợi mà nó mang lại. Kèm theo đó là nhiều thắc mắc liên quan tới sản phẩm này. Máy lọc nước nóng lạnh có tốn điện không ? Làm thể nào để giảm chi phí khi sử dụng máy lọc nước nóng lạnh? Cùng Feroli Việt Nam tìm hiểu qua bài viết sau

Hình minh họa Máy lọc nước nóng lạnh có tốn điện không

Máy lọc nước nóng lạnh có tốn điện không? 

1. Cơ chế hoạt động và tiêu thụ điện năng

Sơ đồ cơ chế hoạt động của máy lọc nước

Sơ đồ hoạt động của máy lọc nước nóng lạnh 

Bước 1: Lọc nước: Nước được lọc qua hệ thống lọc RO để loại bỏ tạp chất, vi khuẩn và các chất ô nhiễm khác.

Bước 2: Làm lạnh, làm nóng

Làm lạnh: Nước đã lọc sạch đi qua hệ thống làm lạnh để hạ nhiệt độ, tương tự như cơ chế của tủ lạnh. Có 2 công nghệ làm lạnh phổ biến, sử dụng chip và block.

  • Làm lạnh bằng block: Tương tự công nghệ làm lạnh của tủ lạnh, sử dụng máy nén và môi chất lạnh  để hạ nhiệt độ nước. Phương pháp này thường tiết kiệm năng lượng hơn và có khả năng làm lạnh mạnh và nhanh.
  • Làm lạnh bằng chip điện tử: Chíp lạnh hay điện trở bán khi có dòng điện đi qua, một mặt của chíp làm lạnh sẽ phát nhiệt lạnh, làm lạnh nước, mặt còn lại của chíp tạo ra nhiệt nóng được gắn với tấm tản nhiệt. Phương pháp này không tạo ra tiếng ồn, nhưng khả năng làm lạnh thường yếu hơn block.

Làm nóng: Nước đã lọc sạch cũng đi qua hệ thống làm nóng để tăng nhiệt độ, sử dụng dây đốt nhiệt hoặc thanh đốt nhiệt.

Bước 3: Lưu trữ: Nước nóng và nước lạnh được lưu trữ trong các bình chứa riêng biệt.

Bước 4: Phân phối: Người dùng có thể lấy nước nóng hoặc lạnh chỉ với 1 thao tác nhấn nút hoặc bật vòi.

2. Máy lọc nước nóng lạnh có tốn điện không?

2.1. Chi phí điện năng của máy lọc nước nóng lạnh trong 1 tháng

Điện năng tiêu thụ của máy lọc nước tùy thuộc vào công suất của máy và thời gian sử dụng hàng ngày.

-   Công suất tiêu thụ: Điện năng tiêu thụ của máy tỉ lệ thuận với công suất máy. Các máy lọc nước nóng lạnh khác nhau, có công suất khác nhau, thì mức tiêu thụ điện năng cũng khác nhau.  

  • Công suất làm nóng thường từ 500W đến 800W.
  • Công suất làm lạnh thường khoảng 60W đến 120W.        

-   Thời gian sử dụng: Lượng điện năng tiêu thụ tỷ lệ thuận với thời gian hoạt động, làm nóng, lạnh của máy. Nếu máy hoạt động liên tục để giữ nước luôn ở nhiệt độ nóng hoặc lạnh, lượng điện tiêu thụ sẽ cao hơn.

  • Chi phí sử dụng điện năng:

Công suất tiêu thụ điện năng (kWh) = Công suất tiêu thụ (Kw) x thời gian (h)

Ví dụ: Nếu máy lọc nước có công suất tiêu thụ là 740W (0.74Kw) , bạn sử dụng nó trong 3h/ngày, thì mức tiêu thụ điện năng trong ngày sẽ là 0.74 x 3 = 2.22 kwh

Mức tiêu thụ điện năng một tháng có 30 ngày là: 2.22 kwh x 30 ngày = 66.6 kwh

Tiền điện = Mức tiêu thụ điện năng hàng tháng x giá điện

Giả sử: Giá điện : 2.167 VNĐ/ kWh (Gần tương tương đương giá điện cho sinh hoạt bậc 3)

Tiền điện một tháng  sẽ là: 2.167 x 66.6 = 144.322 (VNĐ)

Như vậy, nếu gia bình bạn sử dụng máy lọc nước với chế độ nóng, lạnh 3 tiếng mỗi ngày, thì chi phí phí điện năng mỗi tháng mất thêm khoảng 144 nghìn đồng.

2.2 So sánh điện năng tiêu thụ của máy lọc nước nóng lạnh với các thiết bị điện gia dụng khác

Để thấy được hiệu quả sử dụng điện năng của máy lọc nước nóng lạnh, chúng ta cùng so sánh với điện năng tiêu thụ của các thiết bị điện gia dụng khác trong gia đình:

  • Tủ lạnh: Tiêu thụ 0,8-2 kWh mỗi ngày.
  • Bình đun nước: 1.5-2 kWh mỗi lần đun nước. Nếu sử dụng bình đun nước nhiều lần trong ngày, mức tiêu thụ điện có thể tương đương hoặc cao hơn so với máy lọc nước nóng lạnh.
  • Máy lọc nước nóng lạnh:  Tiêu thụ 2-5 kWh mỗi ngày. Máy sử dụng công nghệ làm nóng và làm lạnh liên tục để duy trì nhiệt độ nước, do đó có thể tốn điện hơn trong môi trường nhiệt độ cao.
  • Máy điều hòa không khí: Tiêu thụ 8-24 kWh mỗi ngày. Máy điều hòa thường là một trong những thiết bị tiêu thụ điện nhiều nhất trong gia đình

Có thể thấy, máy lọc nước nóng lạnh có mức tiêu thụ điện trung bình so với các thiết bị gia dụng khác. Nếu sử dụng một cách hợp lý, lượng điện tiêu thụ của máy lọc nước nóng lạnh có thể giảm đi đáng kể.

Trả lời cho câu hỏi, máy lọc nước nóng lạnh có tốn điện không? Như đã nói, máy lọc nước nóng lạnh có mức tiêu thụ điện trung bình so với các thiết bị điện gia dụng khác. Mức tiêu thụ điện của máy còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như công suất tiêu thụ của từng máy, cách sử dụng, các công nghệ tiết kiệm điện,....

So với những lợi ích mà máy mang lại, điện năng tiêu thụ không hề cao. Đặc biệt đối với những gia đình có con nhỏ, người có nhịp sống bận rộn,.. máy có thể phát huy tối đa ưu điểm, chi phí cho điện năng tiêu thụ hoàn toàn xứng đáng và có thể nói là khá thấp.

3. 4 Lưu ý để sử dụng máy lọc nước nóng lạnh tiết kiệm điện

Việc sử dụng máy lọc nước nóng lạnh hợp lý và đúng cách sẽ giúp bạn tối ưu hóa hiệu quả sử dụng điện.

Một, tắt chế độ làm nóng, lạnh của máy khi không cần thiết. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm chi phí, mà còn giúp bảo vệ và duy trì hoạt động ổn định của máy lọc nước trong thời gian dài.

Hai, đặt máy ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và các nguồn nhiệt khác. Nên đặt máy cách tường 10-15 cm để máy tản nhiệt tốt hơn. Nhiệt độ môi trường thấp hơn sẽ giúp máy hoạt động hiệu quả hơn và tiết kiệm điện.

Ba, thực hiện bảo dưỡng và vệ sinh máy lọc nước thường xuyên để đảm bảo máy hoạt động hiệu quả. Bộ lọc bẩn có thể làm giảm hiệu suất lọc và làm nóng-lạnh, gây tiêu tốn nhiều điện hơn.

Bốn, lựa chọn máy lọc nước nóng lạnh phù hợp:

  • Chọn máy có công suất phù hợp: Lựa chọn máy lọc nước nóng lạnh có công suất phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình. Máy quá công suất sẽ tiêu thụ nhiều điện hơn cần thiết.
  • Chọn máy có chức năng tiết kiệm điện: Một số máy lọc nước nóng lạnh hiện đại được trang bị chức năng tiết kiệm điện hoặc chế độ tắt làm nóng, lạnh khi không có nhu cầu. Sử dụng các tính năng này để giảm lượng điện tiêu thụ khi không cần thiết.
  • Máy lọc nước có bình chứa cách nhiệt tốt sẽ giữ nhiệt độ nước trong thời gian dài hơn, giúp giảm tần suất máy làm nóng/lạnh hoạt động.

4. Top 2 máy lọc nước nóng lạnh tiết kiệm điện bạn nên mua

4.1 Máy lọc nước Feroli B-cool:

Máy lọc nước Feroli B-cool là sản phẩm có thiết kế thân thiện, hướng tới người tiêu dùng.

 

Hình minh họa sản phẩm máy lọc nước feroli Bcool

 Máy lọc nước RO Feroli B-cool nóng , lạnh, nguội

 

Vỏ tủ màu đen đơn giản, tinh tế, phù hợp mọi không gian, nội thất.

3 Chế độ nóng – lạnh - nguội:

  • Nhiệt độ nước nóng đạt 92-96 oC, làm nóng nhanh, tiết kiệm năng lượng với công nghệ ủ nhiệt. Nhiệt độ nước nóng có thể điều chỉnh, tiện lợi cho người sử dụng
  • Nhiệt độ nước lạnh đạt 6-10oC, làm lạnh bằng block, tiết kiệm năng lượng, làm lạnh sâu, hoạt động bền bỉ
  • Nút ngắt nóng-lạnh, tạm dừng chế độ làm nóng , lạnh. Giảm tiêu thụ điện năng không cần thiết.

Đạt chuẩn nước uống tại vòi của Bộ Y Tế: Nước trải qua 9 cấp lọc với 3 cấp lọc thô, màng Ro, 5 lõi khoáng. Nước sau lọc không chỉ sạch 99,9 % vi khuẩn, tạp chất mà còn được bổ sung các khoáng chất thiết yếu cho cơ thể.

Bổ sung kiềm tính, hydrogen chống gốc tự do, giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh mãn tính.

Bảo hành 24 tháng, hỗ trợ tư vấn trong suốt quá trình sử dụng.

Tìm hiểu chi tiết

 

4.2 Máy lọc nước Feroli Eco Cool

Hình minh họa cho sản phẩm máy lọc nước Feroli Eco Cool

Máy lọc nước RO Feroli Eco Cool Nóng, lạnh, nguội

 

Vỏ tủ màu đen tối giản, mặt kính in 3D, tràn viền tinh tế.

3 Chế độ nóng – lạnh - nguội :  

  • Nhiệt độ nước nóng đạt 92-96 oC, làm nóng nhanh, tiết kiệm năng lượng với công nghệ ủ nhiệt.
  • Nhiệt độ nước lạnh đạt 6-10oC, làm lạnh bằng block giúp tăng hiệu suất , giảm điện năng tiêu thụ.
  • Nút ngắt nóng-lạnh, tạm dừng chế độ làm nóng , lạnh. Giảm tiêu thụ điện năng không cần thiết.

Đạt chuẩn nước uống tại vòi của Bộ Y Tế: Nước trải qua 3 cấp lọc thô lọc sạch các cặn bẩn, bùn đất từ 1 micron. Màng Ro lọc không sạch 99,9 % vi khuẩn, tạp chất. Bổ sung các khoáng chất thiết yếu cho cơ thể từ 5 lõi chức năng.

Sản phẩm được bảo hành 24 tháng và hỗ trợ tư vấn trong suốt quá trình sử dụng.

 Tìm hiểu chi tiết

© Copyright 2020 Ferolivietnam, All rights reserved.