Bổ Sung Thực Phẩm Như Nào Để Cân Bằng PH Cơ Thể

22-01-2024, 1:25 pm
Chúng ta thường nói về việc ăn uống đa dạng, tập luyện thường xuyên, nhưng ít khi chú ý đến sự quyết định của chính cơ thể chúng ta - độ pH. Điều này không chỉ đơn thuần là một yếu tố khoa học, mà còn là điểm xuất phát của một cuộc hành trình hòa nhập với bản chất của bản thân, từ bên trong.

1. Độ pH Trong Cơ Thể Nói Lên Điều Gì?

1.1. Độ pH là gì?

Mỗi môi trường có một nồng độ pH nhất định, trong cơ thể người cũng vậy, pH là chỉ số đo hoạt động của các ion hiđrô (H+) trong dung dịch. Nếu lượng ion H+ trong dung dịch nhiều, hoạt động mạnh thì dung dịch đó mang tính axit, ngược lại nếu lượng ion H+ thấp thì dung dịch đó có tính bazơ. Trường hợp lượng hydro (H+) cân bằng với lượng hydroxit (OH-) thì dung dịch đó trung tính, độ pH khi đó xấp xỉ 7. 

1.2. Độ pH trong cơ thể người

Nồng độ pH trong cơ thể người nằm trong khoảng 7.3 đến 7.4. Từ lúc vừa mới sinh, cơ thể người đã mang tính kiềm. Độ pH 7.3-7.4 là nồng độ tốt nhất để các tế bào trong cơ thể hoạt động bình thường. Nhưng do chế độ ăn uống không khoa học, ô nhiễm môi trường, thực phẩm bẩn… nên cơ thể chúng ta mất đi tính kiềm tự nhiên vốn có mà chuyển sang tính axit. Lượng axit dư thừa trong cơ thể là nguyên nhân gây ra các bệnh mãn tính như ung thư, tiểu đường, các bệnh về dạ dày, đường ruột…

1.3. Độ pH có công dụng gì?

Độ pH của cơ thể có khả năng ảnh hưởng đến mọi tế bào trong cơ thể. pH của máu có tính kiềm tính thay vì có tính axit và sẽ tác động tích cực đến mọi chức năng của cơ thể. Bộ não, hệ tuần hoàn, thần kinh, hệ cơ, hệ tiêu hoá, hệ hô hấp làm việc tốt ở mức độ pH thích hợp. Khi pH của cơ thể bị quá chua, cơ thể dễ bị bệnh như tăng cân, bệnh tim mạch, lão hoá sớm, các vấn đề về thần kinh, dị ứng, ung thư. tốt hơn hết ăn khoảng 60-80% thực phẩm tạo kiềm, khoảng 20-40% thực phẩm tạo axit. Nếu duy trì được chế độ ăn này thì pH của cơ thể hơi kiềm, đó là điều kiện để có sức khoẻ tốt.

2. Bổ Sung Những Thực Phẩm Có Tính Kiềm Để Cân Bằng Ph Cơ Thể

Nếu bạn đã thưởng thức quá nhiều thịt đỏ, thực phẩm chế biến và đồ ăn vặt, đã đến lúc bạn cần bổ sung các thực phẩm có tính kiềm trong chế độ ăn uống.

Hơn 80% thực phẩm hằng ngày thường có tính axit. Ngoài ra, stress (căng thẳng) cũng làm tăng axit nên cơ thể luôn có xu hướng axit hóa... Do đó, việc bổ sung thực phẩm kiềm là rất cần thiết để cân bằng lại tình trạng này. Sau đây, hãy cùng tìm hiểu về những nhóm thực phẩm có tính kiềm:

2.1. Những thực phẩm có tính kiềm nhẹ

Ở mức ngang ngửa với pH trung tính, thực phẩm có tính kiềm nhẹ có pH trong khoảng từ 7.0 đến 7.5 vừa đủ để cơ thể khỏe mạnh, nên duy trì thói quen ăn uống bình thường là các thực phẩm này:

  • Quả hạch: Bên cạnh cung cấp chất béo tốt cho cơ thể, chúng còn là thực phẩm kiềm tốt. Bao gồm hạt điều, hạt dẻ và hạnh nhân... 
  • Hành, tỏi và gừng: Trong số các thành phần quan trọng nhất trong nấu ăn Ấn Độ, hành tây, tỏi và gừng và các cây họ hành... là những chất tăng hương vị tuyệt vời. Đây cũng là những thực phẩm kiềm tốt cho sức khỏe, có tác dụng ngăn ngừa ung thư.

2.2. Những thực phẩm có tính kiềm vừa

Thực phẩm mang tính kiềm trung bình sẽ có độ pH vào khoảng từ 7.5 đến 8.0. Ngoài trung hòa axit còn kiềm hóa cơ thể, tức là hỗ trợ cơ chế tự cân bằng pH của cơ thể, cân bằng pH tại các cơ quan.

  • Rau củ: Các loại rau củ như khoai lang, củ khoai môn, củ sen, củ cải và cà rốt là nguồn kiềm tuyệt vời. 
  • Trái cây họ cam, chanh, quýt...: Trái với quan niệm rằng trái cây họ cam quýt có tính axit cao và sẽ có làm tăng axit đối với cơ thể. Nhưng thực ra chúng là nguồn thực phẩm kiềm rất tốt. Chanh, cam, quýt, bưởi... giàu Vitamin C giúp chống oxy hóa, giải độc và tăng cường hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, các trái cây này còn có tác dụng hỗ trợ cân bằng axit kiềm và tác dụng chống oxy hóa, tốt cho tim mạch.
  • Trái cây theo mùa: Ngoài ra, còn có các loại trái cây theo mùa như kiwi, dứa, hồng, xuân đào, dưa hấu, bưởi, mơ và táo.

2.3. Những thực phẩm có tính kiềm cao

Thực phẩm có tính kiềm cao sẽ có độ pH từ 8.5 trở lên. Bao gồm danh sách các thực phẩm như:

  • Rong biển và các loại tảo biển: Có hàm lượng khoáng chất gấp 10-12 lần so với cây lá trồng trên đất liền. Là nguồn thực phẩm giàu tính kiềm và mang lại nhiều lợi ích khác nhau cho hệ thống cơ thể.
  • Rau lá xanh: Hầu hết các loại rau lá xanh được cho là có tính kiềm. Nó chứa khoáng chất cần thiết cho cơ thể thực hiện nhiều chức năng. Bao gồm các loại: rau bina, rau diếp, cải xoăn, cần tây, rau mùi tây, rau argula và rau xanh mù tạt...
  • Súp lơ và bông cải xanh: Loại thực phẩm chứa một số chất phytochemical cần thiết cho cơ thể của bạn. Dùng nó với các loại rau khác như capsicum, đậu và đậu xanh để cải thiện sức khỏe...
  • Nước kiềm: nước kiềm có độ pH cao như nước từ máy lọc nước Feroli X3 là nguồn bổ sung kiềm tuyệt vời.

 

 

3. Những Thực Phẩm Có Tính Axit Không Hoàn Toàn Là Có Hại

Thông thường thức ăn giàu tính axit bao giờ cũng hấp dẫn hơn rất nhiều các thực phẩm giàu tính kiềm.Việc giữ cân bằng hai đặc tính axit-kiềm luôn là cuộc cuộc đấu tranh tư tưởng và khó thực hiện.

Không hẳn tất cả thực phẩm có tính axit đều xấu, dịch tiêu hóa ở dạ dày mang tính axit ( pH 1.6 đến 2.4 ) sẽ giúp cơ thể dễ dàng tiêu hóa thức ăn. Do đó, một số thực phẩm có tính axit nhẹ sẽ giúp giảm bớt gánh nặng hơn cho hoạt động của dạ dày.

Bạn có thể tham khảo danh sách nhóm thực phẩm có tính axit sau:

3.1. Nhóm thực phẩm có tính axit nhẹ

Thực phẩm có tính axit nhẹ với độ pH trong khoảng từ 6.0 đến 7.0 sẽ hỗ trợ trực tiếp cho quá trình tiêu hóa. Trong trường hợp cơ thể có tính kiềm nhẹ cũng sẽ được cân bằng ổn định lại bằng lượng axit tự nhiên này.

Một số thực phẩm có tính axit nhẹ cũng cần cho cơ thể như yến mạch, gạo lứt, cá, thịt trắng...

3.2. Nhóm thực phẩm có tính axit vừa

Hầu như những thực phẩm chúng ta quen thuộc, tiêu thụ hằng ngày đều mang axit ở mức trung bình, với pH vào khoảng từ 5.0 đến 6.5. Khi ăn nhiều những thực phẩm này cơ thể sẽ rơi vào tình trạng thừa axit, dẫn đến các triệu chứng đầy bụng, ợ hơi, ợ nóng, loét dạ dày, trào ngược axit…

Một số thực phẩm có tính axit vừa phải: trái cây, bơ thực vật, lúa mì, sốt cà chua, sữa đậu nành... Khi ăn các loại thực phẩm này, nên bổ sung thêm các thực phẩm có tính kiềm nhẹ như: nho, chuối, các loại quả mọng nước như dâu tây, dâu tằm ,… để trung hòa lượng axit này.

3.3. Nhóm thực phẩm có tính axit cao

Danh sách các loại đồ ăn chứa nhiều axit:hải sản, sữa phô mai, bánh ngọt, nước ngọt, thức ăn nhanh, thịt đỏ, rượu bia, cafe… Đây là những thực phẩm có vẻ ngoài bắt mắt, hương vị thơm ngon nên chúng luôn được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, lượng axit của những món ăn này có pH thấp hơn 5.0 (mức axit rất cao), vì thế không nên tiêu thụ nhiều.

Dư thừa axit quá nhiều sẽ gây rối loại tiêu hóa, đau dạ dày, loét dạ dày, theo thời gian dài sẽ gây ra ung thư dạ dày. Chưa kể đến lượng axit dư thừa quá cao sẽ ảnh hưởng đến gan, thận, máu, tim,…

4. Chế Độ Ăn Uống Giúp Cân Bằng Ph

Cách để cân bằng pH cơ thể đó là ăn uống cân bằng giữa nhóm thực phẩm axit và kiềm. Tuy vậy, việc này là không dễ dàng vì việc duy trì thói quen này cần phải thường xuyên và liên tục, tốn nhiều công sức và thời gian.

Ngoài ra, để cơ thể khỏe mạnh hơn bạn cần xây dựng bài tập thể dục phù hợp. Các bài tập hít thở và vận động nhẹ nhàng luôn được các chuyên gia khuyến khích, ví dụ như yoga và thiền tịnh. Thực hiện hít thở giúp tăng cường oxy lên não, kích thích não bộ hoạt động, tinh thần tỉnh táo và sảng khoái hơn. Đồng thời giúp quá trình đào thải độc tố khỏi cơ thể tốt hơn.

Đặc biệt, có một cách rất đơn giản để bổ sung kiềm và cân bằng pH cơ thể đó là sử dụng nước uống kiềm. Nước kiềm cung cấp lượng kiềm tự nhiên cho cơ thể, giúp trung hòa lại axit dư thừa. Nước kiềm rất cần cho cơ thể khỏe mạnh, cơ chế thẩm thấu nhanh, lành tính, không chứa tạp chất có hại là những đặc tính vượt trội của nước kiềm.

5. Kết Luận

Cuộc sống là một bữa tiệc, và chúng ta là những người chủ nhân tận hưởng mỗi nốt nhạc. Hãy để độ pH là nhạc trưởng tài năng, điều chỉnh mọi âm điệu để bản hòa nhạc của cuộc sống trở nên hoàn hảo hơn. Mỗi ngày là một kỷ niệm và cơ thể chúng ta là bản giao hưởng tươi mới để chào đón những khoảnh khắc đẹp nhất của cuộc sống.

 

© Copyright 2020 Ferolivietnam, All rights reserved.