BÁO ĐỘNG KHẨN CẤP NGUY CƠ CẢ THẾ GIỚI THIẾU NƯỚC SẠCH TRẦM TRỌNG

18-08-2016, 1:51 pm
An toàn lương thực thực phầm và nguồn nước sinh hoạt là vấn đề cấp bách mà Liên Hợp Quốc đề cập cho Ngày nước thế giới (22/03) hàng năm. Thông qua Ngày nước thế giới, Liên Hợp Quốc đã gửi tới toàn thể nhân loại cảnh báo nguy cơ thế giới sắp phải đối mặt với vấn nạn thiếu nước trầm trọng trên diện toàn cầu vào năm 2050, khi mà tỷ lệ dân số dự kiến gia tăng thêm 2 tỷ người thành 9 tỷ người.

Báo động khẩn cấp nguy cơ cả thế giới thiếu nước sạch trầm trọng

An toàn lương thực thực phầm và nguồn nước sinh hoạt là vấn đề cấp bách mà Liên Hợp Quốc đề cập cho Ngày nước thế giới (22/03) hàng năm. Thông qua Ngày nước thế giới, Liên Hợp Quốc đã gửi tới toàn thể nhân loại cảnh báo nguy cơ thế giới sắp phải đối mặt với vấn nạn thiếu nước trầm trọng trên diện toàn cầu vào năm 2050, khi mà tỷ lệ dân số dự kiến gia tăng thêm 2 tỷ người thành 9 tỷ người.

Theo báo cáo mới nhất của LHQ cho hay, nguồn nước sạch trên thế giới hiện nay có nguy cơ đối mặt với muốn vàn khó khăn thách thức như nhu cầu gia tăng dân số, tình trạng biến đổi khí hậu mỗi ngày, lũ lụt thiên tai thường xuyên xảy ra, nhất là tình trạng nóng lên của Trái Đất và hiệu ứng thủng tầng ozon khí quyển,...ảnh hưởng xấu đến đời sống con người và động thực vật trên Trái Đất.

Hiện nay có khoảng 40% hộ dân sinh sống tại những nơi khí hậu bất thường, khan hiếm nguồn nước sạch đang đe dọa đời sống của dân cư nơi đây. LHP báo động đến năm 2050 sẽ có khoảng 70% dân số thế giới phải đối mặt với vấn nạn quốc gia thiếu nước sạch sinh hoạt. Theo kết luận chính xác của LHQ, nguyên nhân chính dẫn đến hiện trạng như vậy là do hoạt động sử dụng nước bừa bãi cho sản xuất lương thực.

Công cuộc Cách mạng Xanh vào những thập niên 70 – 80 của thế kỷ trước trong công đoạn tăng cường sử dụng công nghệ mới, kỹ thuật mới của những loại hóa chất làm phân bón, thuốc trừ sâu,...đã góp phần thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp. Song mỗi một cuộc cách mạng đều có hai mặt. Bên cạnh những tác động tích cực, con người phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt do khâu sử dụng hóa chất thiếu khoa học, bừa bãi của con người.

Vì thế mà 25% đất canh tác của người dân trên thế giới bị xuống cấp trầm trọng, những dòng sông bị cạn kiệt và ô nhiễm nghiêm trọng, mùi hôi thối, rác thải khắp nơi không được xử lý triệt để, mỗi ngày diện tích ao hồ sông ngòi bị thu hẹp lại, thay vào đó là những khu công nghiệp với hàng tá chất thải không qua xử lý xả thẳng trực tiếp vào môi trường nước.

Việc sử dụng một cách quá tải chất hóa học ra môi trường tự nhiên làm giảm dung lượng nước, đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe con người.

Để xử lý giải quyết khó khăn trên, những chuyên gia môi trường cho rằng cách đơn giản nhất là bảo vệ chính mình bằng phương thức sử dụng nước hiệu quả hợp lý.

Theo LHQ, khi đánh giá về năng suất của ngành nông nghiệp cần phải tính tới cả hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào như đất đai, hóa chất và nguồn nước. Công tác phổ biến bà con nông dân cần được hỗ trợ tối đa để việc sử dụng nước trong sản xuất nông nghiệp hiệu quả và khoa học. Bên cạnh đó, các cấp lãnh đạo chính quyền từng nơi cần nâng cơ công tác quản trị nguồn nước nhằm giảm tác động các thảm họa liên quan đên nước sinh hoạt.

LHQ cũng đưa ra biện pháp "nông nghiệp bảo tồn" nhằm duy trì hệ sinh thái nông nghiệp để tăng năng suất và đảm bảo phát triển bền vững, tăng lợi tức, bảo đảm an ninh lương thực trong khi vẫn có thể bảo vệ môi trường và nguồn nguyên liệu.

Ngoài ra, LHQ cũng kêu gọi người dân trên thế giới tích cực bảo vệ rừng, sử dụng hiệu quả nguồn nước, tăng cường áp dụng công nghệ tái chế nước thải và thay đổi chế độ ăn uống nhằm bảo vệ nguồn nước cho tương lai.

Năm 1993, Đại Hội đồng LHQ đã chọn ngày 22/3 hàng năm là Ngày nước Thế giới nhằm nêu bật vai trò của nguồn nước đối với cuộc sống của con người, từ đó gia tăng nhận thức của cư dân hành tinh về tình trạng nguồn nước và kêu gọi các hành động bảo vệ thiết thực.

Theo Vietnam+

© Copyright 2020 Ferolivietnam, All rights reserved.