NƯỚC CÀNG GIÀU CÀNG THIẾU NƯỚC SẠCH

05-08-2016, 11:45 am
Tình trạng thiếu nước sạch thường xuyên diễn ra ở những nước nghèo, kém phát triển. Nhưng mới đây, tại Hội nghị Tuần lễ nước sạch thế giới ( 20 – 26/08 ) WWF đã cảnh báo tới các nước phát triển về tình trạng khan hiếm nước sạch

Nước càng giàu càng thiếu nước sạch

Tình trạng thiếu nước sạch thường xuyên diễn ra ở những nước nghèo, kém phát triển. Nhưng mới đây, tại Hội nghị Tuần lễ nước sạch thế giới ( 20 – 26/08 ) WWF đã cảnh báo tới các nước phát triển về tình trạng khan hiếm nước sạch.

Theo báo cáo “Những nước giàu thiếu tổng quát về nước sạch” đang ngày càng thiếu trầm trọng tại các nước giàu có hưng thịnh.

Lời phát biểu “ Nước giàu không đồng nghĩa với có nhiều nước ngọt” của Giám đốc Chương trình nước ngọt toàn cầu Jamie Pitttock của Tập đoàn WWF như một thông điệp trực tiếp gửi tới toàn thể người dân. Cần phải sử dụng nước ngọt một cách hợp lý khoa học. Cạn kiệt và ô nhiễm nước sạch là hai tình trạng chung đang gia tăng chóng mặt, kêu gọi mọi quốc gia cần bức thiết gấp gáp tìm ra hướng giải pháp hiệu quả.

Ở châu Âu, các nước khu vực Đại Tây Dương đang phải chịu đựng những đợt hạn hán. Trong khi đó, nguồn nước ngọt của khu vực Địa Trung Hải đang bị nền nông nghiệp và du lịch làm ô nhiễm. Tại Australia, lục địa khô nhất thế giới, nước nhiễm mặn đe dọa một phần lớn diện tích canh tác nông nghiệp. Dù cho thời tiết khí hậu ở Nhật Bản có hàm lượng mưa cao nhưng nguồn nước ngọt vẫn bị ô nhiễm trầm trọng.

Thành phố Sydney và Houston nổi danh là những địa điểm sầm uất thu hút lượng khách du lịch lớn, nhưng vẫn không thoát khỏi tình trạng khan hiếm thiếu nước trầm trọng. Tại thủ đô London của Anh, hệ thống đường ống dẫn nước quá cũ gây thất thoát mỗi ngày ước tính bằng với lượng nước của 300 bể bơi tiêu chuẩn Olympic.

“Nhóm các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển nhanh có cơ hội không bị mắc lại sai lầm của quá khứ và có thể tránh được những khoản chi để bảo vệ hệ sinh thái nước ngọt”, ông Pittock phát biểu tiếp. “Tiếc rằng, đa phần những quốc gia này đều bị cám dỗ bởi các kế hoạch cơ sở hạ tầng, không suy xét kỹ các công trình này có đáp ứng nhu cầu về nước hay không, có làm phát sinh các khoản chi lớn cho con người và thiên nhiên hay không.”

Nền Nông nghiệp của Ấn Độ đang bị đe dọa vì không kiểm soát được tình trạng khai thác các nguồn nước ngọt quá mức. Ở Trung Quốc, chi phí sinh thái của một số dự án hạ tầng lớn đang là mối quan ngại rất lớn.

“Rõ ràng đến giờ vẫn chưa có các biện pháp hữu hiệu nào bảo vệ các dòng sông và khu vực đất ngập nước, và hồi phục các vùng đồng bằng ngập lũ”, ông Jamie Pittock nói.

Rất dễ dàng nhận ra rằng nguồn nước sạch ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của một quốc gia bất kể là quốc gia giàu hay nghèo. Mỗi quốc gia hãy tự nâng cao ý thức mỗi con người để góp phần nâng cao và gìn giữ nguồn nước sạch. Có như vậy, hành tinh xanh mới mãi mãi bền vững theo thời gian năm tháng.

Theo báo Vnexpress.net

© Copyright 2020 Ferolivietnam, All rights reserved.